8 thông tin dinh dưỡng thiết yếu trên bao bì sản phẩm bạn cần quan tâm
1. Lượng calo
- Calo là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới cân nặng. Nếu calo nạp vào hằng ngày không dùng hết sẽ được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo, và điều này khiến bạn tăng cân theo thời gian. Và ngược lại, nếu bạn ăn ít calo hơn so với việc vận động thì bạn sẽ giảm cân.
- Theo quy chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA), thông tin về calo thường ở dạng chữ lớn và bôi đậm để bạn có thể dễ dàng xác định ngay từ đầu.
2. Khẩu phần
- Là tiêu chuẩn ăn của một người trong một ngày nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể
- Cần chú ý so sánh khẩu phần ghi trên bao bì và lượng thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày. Nếu bạn thường ăn gấp đôi lượng thực phẩm đó, tức là bạn đang ăn gấp đôi lượng calo và chất dinh dưỡng ghi trên nhãn.
3. Chất xơ
- Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất xơ có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa những chứng bệnh như: tim mạch, thừa cân béo phì, tiểu đường, táo bón, ung thư,... Cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày.
- Thực phẩm có mỗi khẩu phần chứa ít nhất 5gr chất xơ được coi là thực phẩm giàu chất xơ
4. Chất béo
- Nên chọn chất béo không bão hòa và hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và trans fat (chất béo đồng phần trans hay chất béo chuyển hóa).
- Nên tránh sản phẩm có “hydrogenated” (hydro hóa) hoặc “partially hydrogenated” (hydro hóa một phần).
5. Muối
- Những người có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh thận, loãng xương, phụ nữ mang thai cần ăn nhạt và hạn chế muối trong chế độ ăn (dưới 1.500mg/ngày)
- Người khỏe mạnh được khuyến cáo ăn dưới 2.300mg muối mỗi ngày.
6. Đường
- Chứa nhiều calo và không tốt cho sức khỏe
- Nên chọn các loại thực phẩm chứa ít hơn 5g đường cho mỗi khẩu phần. Người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý thông tin này.
7. Các thành phần dinh dưỡng
- Được liệt kê theo trọng lượng từ cao xuống thấp
- Bao gồm: chất béo, protein, đường, muối, các vitamin, khoáng chất…
=> Thông tin này đặc biệt quan trọng với những người bị dị ứng thực phẩm hoặc đang sử dụng thuốc để tránh tương tác thuốc – thực phẩm.
8. Giá trị dinh dưỡng hàng ngày
- Cho biết tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng mà thực phẩm cung cấp cho cơ thể bạn, dựa theo chế độ ăn uống trung bình là 2.000 calo mỗi ngày.
- Cần điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nếu hàng ngày bạn ăn ít hơn hay nhiều hơn số calo này
4 lưu ý quan trọng khi đọc thành phần dinh dưỡng
- Quan sát tỷ lệ phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày thay vì đơn vị gram hoặc miligram.
- Lượng calo bạn cần không hẳn là 2.000 calo/ngày như ghi trên nhãn thực phẩm.
- Không phải tất cả mọi thành phần dinh dưỡng ghi trên nhãn thực phẩm đều tốt cho sức khỏe.
- Giá trị của các thành phần dinh dưỡng ghi trên nhãn được liệt kê cho mỗi khẩu phần ăn nên bạn cần theo dõi thường xuyên lượng khẩu phần ăn mỗi ngày của mình là bao nhiêu.