1. Chứng nhận hữu cơ vi sinh EM Green
- Tên chứng nhận: EM Green
- Thuộc: Tổ chức nghiên cứu EM (EMRO), Nhật Bản
- Website: www.emrojapan.com
Công nghệ vi sinh EM Green được đánh giá là công nghệ 4.0 hướng tới tương lai của nhân loại. Bằng việc tạo ra một hệ thống sinh học bền vững từ vi sinh vật có lợi trong tự nhiên, EM Green phát huy tác dụng hữu hiệu trong cải thiện nông nghiệp và môi trường, nhắm tới mục đích đa dạng sinh học, “xanh hoá” trái đất.
Để đạt được chứng nhận hữu cơ vi sinh từ EMRO, nhà sản xuất phải đáp ứng những điều kiệu nghiêm ngặt sau:
– Áp dụng chế phẩm vi sinh EM vào toàn bộ quá trình sản xuất: Lên men thức ăn chăn nuôi, xử lý chất thải, xử lý môi trường (nguồn đất, nước, không khí), phòng bệnh,..
– Hệ vi sinh được phát triển liên tục, bền vững (đo lường theo các chỉ số kỹ thuật).
– Sản phẩm cuối cùng :
+ Không hoá chất, không chất kích thích tăng trưởng, không thuốc kháng sinh, không sinh vật biến đổi gene.
+ Tối ưu quá trình chuyển hoá dinh dưỡng enzym, axit amin (dẫn đến tỉ lệ cholesterol xấu thấp), tối đa khả năng hấp thụ các thành phần dinh dưỡng.
So với phương pháp nông nghiệp hữu cơ thông thường thì công nghệ vi sinh EM Green còn có thêm ưu việt là giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn từ các vi sinh vật có hại, ví dụ như E.coli.
2. Chứng nhận hữu cơ Mỹ
- Tên chứng nhận: USDA
- Thuộc: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Uỷ ban Hữu cơ Quốc gia
- Website: www.ams.usda.gov
Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95% - 100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được thể hiện dấu logo của USDA trên tem nhãn sản phẩm. Ngoài ra, chứng nhận này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến. Tất cả các hoạt động hữu cơ phải chứng minh được họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể:
– Cây trồng hữu cơ: các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
– Chăn nuôi hữu cơ: các nhà sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, phải sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần.
– Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.
3. Chứng nhận hữu cơ châu Âu
- Tên chứng nhận: Organic EU
- Thuộc: Liên minh châu Âu (EU)
- Website: www.ec.europa.eu
Việc dán nhãn chứng nhận hữu cơ Châu Âu EU đảm bảo cho người tiêu dùng rằng:
– Quá trình sản xuất tôn trọng tự nhiên
– Sản phẩm được sản xuất bền vững
– Người sản xuất sản phẩm hữu cơ được kiểm tra bởi các tổ chức kiếm soát mỗi năm một lần nhằm đảm bảo chấp hành các quy định về hữu cơ, quy định bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ người tiêu dùng
– Động vật được chăn thả tự do và được đối xử theo các điều kiện chăm sóc động vật
– Không có sản phẩm biến đổi gien trong nông nghiệp hữu cơ
– Giới hạn khắt khe về việc sử dụng hoá chất trừ sâu, phân bón và chất kháng sinh đối với thực phẩm
– Giới hạn khắt khe về việc sử dụng chất phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến và các chất khác trong nông nghiệp hữu cơ
– Hầu hết các chất được sử dụng trong sản xuất tại nông trại đều bắt nguồn tại chỗ và sử dụng nguồn lực và kiến thức bản địa
– Các sản phẩm hữu cơ được mua tại các kênh phân phối sản phẩm hữu cơ được đảm bảo tuân theo các quy định khắt khe về bảo vệ môi trường và chăm sóc động vật.
4. Chứng nhận hữu cơ Úc
- Tên chứng nhận: ACO
- Thuộc: Chính phủ Úc
- Website: www.austorganic.com
Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này cũng được phân làm 4 cấp độ như USDA:
– 100% organic
– Certified organic: thành phần nguyên liệu ít nhất là 95% organic
– Made with organic ingredients: thành phần ít nhất 70% nguyên liệu organic
– Nguyên liệu hữu cơ chiếm dưới 70% thành phần của sản phẩm: chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu trên tem nhãn
Ngoài các yếu tố trên, tất cả thành phần còn lại trong sản phẩm phải là thực vật được sản xuất tự nhiên hoặc nếu có chất bảo quản/chất phụ gia thì phải đảm bảo chỉ số an toàn, không độc hại cho sức khoẻ con người.
5. Chứng nhận hữu cơ Anh Quốc
- Tên chứng nhận: Soil Association
- Thuộc: Tổ chức Soil Association, Anh Quốc
- Website: www.soilassociation.org
Tổ chức này chỉ cấp chứng nhận hữu cơ cho những sản phẩm có thành phần nguyên liệu hữu cơ từ 95% trở lên. Đối với những sản phẩm có thành phần nguyên liệu hữu cơ từ 70% - 95% thì cũng được chứng nhận bằng biểu tưởng logo của tổ chức, tuy nhiên trên tem nhãn phải thể hiện tỷ lệ thành phần nguyên liệu hữu cơ đã sử dụng và không được có chữ “organic” trên đó.
Các sản phẩm có tỷ lệ nguyên liệu hữu cơ dưới 70% sẽ không được Soil Association cấp chứng nhận.