Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.
Theo “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường mới nhất” của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Đái tháo đường Châu Âu (EASD) tháng 06 năm 2015 khẳng định: hoạt động thể lực và nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường là nền tảng cơ bản trong điều trị Đái tháo đường (tiểu đường). Việc điều trị ở bệnh nhân tiểu đường (đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2) cần được bắt đầu bằng chỉ định điều chỉnh nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cơ bản.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý được điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn, sở thích và thói quen ăn uống thông thường của mỗi người. Các chế độ dinh dưỡng nhấn mạnh đến việc kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cơ bản:
Để đạt được các mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
-
Cung cấp đủ nước 40ml/kg cân nặng/ngày.
-
Nên ăn điều độ, đúng giờ, không để đói quá, không để no quá sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết.
-
Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
-
Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn.
-
Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
-
Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
-
Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%, hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
-
Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...
Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau, phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường được chia thành 4 nhóm sau:
-
Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột
Thực phẩm nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột), không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.
-
Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng
Nhóm này cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt và vitamin. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…
-
Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu
Giúp cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.
-
Nhóm rau, quả
Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh cần ăn rau, quả chín, nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Bên cạnh những loại rau, quả quen thuộc hàng ngày (rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh…) thì khổ qua (mướp đắng), tảo spirulina cũng được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng thường xuyên. Trong tảo spirulina chứa Phenylalanine có tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở não bộ làm giảm các cơn đói dày vò của người bệnh tiểu đường đồng thời giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Những thực phẩm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường:
1. Cá béo:
Cá béo là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất.
Cá béo chứa nhiều axit béo omega 3 giúp làm giảm sự viêm nhiễm cũng như giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.
Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích đều là những nguồn cung cấp axit béo omega3 DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch. Với những người bị bệnh tiểu đường, đang có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, thì ăn những loại cá này để cung cấp đủ lượng dưỡng chất là rất quan trọng. DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người thường xuyên ăn cá béo sẽ có rất ít nguy cơ bị suy tim và tử vong vì bệnh tim. Trong các nghiên cứu này, những người lớn tuổi, bao gồm cả nam và nữ, ăn cá béo 5–7 ngày mỗi tuần trong vòng 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.
Cá cũng là một nguồn cung cấp đạm chất lượng, giúp bạn cảm thấy no và tăng tỷ lệ trao đổi chất.
2. Rau lá xanh:
Các loại rau lá xanh vô cùng bổ dưỡng mà lại ít calo và tinh bột đường, giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết.
Rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt và tim mạch luôn được khỏe mạnh. Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kể cả vitamin C. Trong một nghiên cứu cho thấy: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn.
Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
3. Trứng:
Trứng đã được chứng minh là có nhiều ích lợi cho sức khỏe.
Trứng có khả năng giảm thiểu các tác nhân gây bệnh tim, bảo vệ mắt sáng khỏe, thúc đẩy kiểm soát mức đường huyết và giữ cho bạn no lâu hơn.
Trong thực tế, trứng là một trong những món ăn có thể no lâu hơn. Thường xuyên ăn trứng có thể giúp hạ nguy cơ bị mắc bệnh tim, giảm viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy insulin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.
Một nghiên cứu cho biết: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống với lượng đạm cao, bao gồm cả 2 quả trứng mỗi ngày, đã có nhiều cải thiện về hàm lượng cholesterol cũng như mức đường huyết.
Ngoài ra, trứng cũng rất giàu lutein và zeaxanthin – những chất chống oxy hóa giúp cho mắt luôn được khỏe mạnh. Bạn nên ăn nguyên quả trứng, vì thực chất ưu điểm của chúng nằm ở lượng dinh dưỡng trong lòng đỏ nhiều hơn là lòng trắng.
4. Hạt chia
Hạt chia là một thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh tiểu đường.
Hạt chia có chứa hàm lượng lớn chất xơ, ít tinh bột đường tiêu hóa và có thể hạ huyết áp cũng như sự viêm nhiễm.
Chúng chứa rất nhiều chất xơ và cực kỳ ít tinh bột đường tiêu hóa giúp hạn chế tăng đường huyết. Trong 28g hạt chia có chứa 12g lượng tinh bột, đường và chất xơ mà chất xơ đã chiếm đến 11g trong số đó. Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia thực sự có thể hạ thấp nồng độ đường trong máu vì chúng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.
Đồng thời, loại hạt này giúp giảm các cơn đói cũng như làm bạn cảm thấy no hơn, có thể hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp. Nếu bạn bổ sung thêm hạt chia vào khẩu phần thì chất xơ của hạt sẽ làm giảm lượng calo mà bạn tiêu thụ trong toàn bộ bữa ăn đó.
Ngoài ra, hạt chia cũng đã được chứng minh là có thể hạ huyết áp cũng như giảm thiểu các dấu hiệu viêm nhiễm.
5. Nghệ:
Nghệ là một loại gia vị cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Nghệ có chứa nhiều curcumin, có thể hạ mức đường huyết và giảm viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim và thận.
Curcumin là một thành phần có trong nghệ, có thể làm giảm viêm nhiễm, mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường. Đây là một ưu điểm quan trọng vì bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận.
Tuy nhiên, curcumin không tự hấp thụ được mà nên có thêm chất piperine (có nhiều trong tiêu đen) để tăng cường sự hấp thụ lên khoảng 2.000%.
6. Súp lơ xanh:
Bông cải xanh là loại thực phẩm ít calo và tinh bột đường, lại có giá trị dinh dưỡng rất cao.
Trong bông cải xanh có nhiều hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe và bảo vệ cơ thể tránh xa nhiều chứng bệnh khác.
Bông cải xanh là một trong những loại rau bổ dưỡng nhất thường gặp. Khoảng 92g bông cải xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3g tinh bột đường tiêu hóa, kèm theo rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và Mg.
Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể làm hạ nồng độ insulin và bảo vệ tế bào khỏi sự sản sinh các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt.
7. Tỏi:
Tỏi có nhiều ưu điểm ấn tượng đối với sức khỏe.
Tỏi làm giảm lượng đường trong máu, viêm nhiễm, cholesterol LDL và huyết áp ở những người bị tiểu đường.
Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giảm viêm nhiễm, đường huyết cũng như cholesterol xấu LDL ở người bị tiểu đường tuýp 2. Chúng cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Qua một nghiên cứu, những người không kiểm soát được chứng cao huyết áp được cho dùng tỏi đen trong vòng 12 tuần và huyết áp đã giảm đi trung bình 10 đơn vị.
Một tép tỏi sống chỉ chứa khoảng 4 calo và 1g tinh bột đường.
8. Các loại bí:
Bí cũng nằm trong những loại rau củ phổ biến tốt cho sức khỏe.
Cả bí mùa hè và mùa đông đều có chứa những chất chống oxy hóa có lợi, có thể giúp hạ đường huyết và insulin trong cơ thể.
Những loại bí mùa đông thường có lớp vỏ cứng như bí đỏ và bí ngô. Còn các loại bí mùa hè sẽ có lớp vỏ mềm và ăn được, phổ biến là bí ngòi xanh, vàng.
Như các loại rau củ khác, bí cũng chứa các chất chống oxy hóa có lợi. Rất nhiều loại bí mùa đông có hàm lượng cao lutein và zeaxanthin – ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu khác dùng chiết xuất bí đã cho thấy hiệu quả về giảm béo phì và nồng độ insulin. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi dùng chiết xuất từ bí mùa đông đã giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, bí mùa đông sẽ có lượng tinh bột đường cao hơn so với bí mùa hè. Ví dụ, khoảng 150g bí ngô chứa 6g tinh bột đường tiêu hóa, còn 150g bí ngòi chỉ chứa 3g.
9. Dâu tây:
Dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất mà bạn nên ăn.
Dâu tây là một loại trái cây ít đường, có tính kháng viêm mạnh và giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim.
Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, giúp cho dâu tây có màu đỏ. Anthocyanin có khả năng giảm lượng cholesterol và insulin sau mỗi bữa ăn. Đồng thời chất này cũng cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một phần ăn khoảng 150g dâu tây sẽ chứa 49 calo và 4g chất xơ trong 11g tinh bột đường. Phần ăn này cung cấp đủ 100% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày và cả những chất chống viêm có lợi cho tim mạch.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, người bệnh cần chú ý chế độ luyện tập, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ hoặc cần bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cũng là điều rất quan trọng.
Trên đây là những thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường, bạn có thể tìm mua những thực phẩm này hoàn toàn hữu cơ, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng tại ORFARM - Hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm hữu cơ hướng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Địa chỉ hệ thống cửa hàng:
-
Tầng 1, 72 Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, HN (024 3793 9966 - 097 874 5466)
-
Tầng 1, TTTM Syrena Tower, 51 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ, HN (024 3847 1166 - 097 466 6028)
-
296 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3 (028 3930 5527 - 0917079395)