1. Giúp bạn loại trừ nỗi lo hiểm hoạ về tồn dư các hoá chất độc hại trong thực phẩm
- Không thuốc trừ sâu:
Thuốc trừ sâu được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp bởi nó là một trong những cách tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc, ung thư, tổn thương hệ thần kinh, gây nên bệnh Parkinson, làm suy yếu hệ miễn dịch và đặc biệt độc hại với phụ nữ mang thai và trẻ em vì làm ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh trung ương của trẻ, gây vô sinh và sinh con có khiếm khuyết, dị tật đối với người mẹ.
Nguồn: Sở y tế Nam Định
- Không sử dụng hoá chất kích thích tăng trưởng trong động – thực vật:
Để tăng năng suất chăn nuôi, trồng trọt và gia tăng lợi nhuận, không ít đơn vị sản xuất không uy tín sẵn sàng sử dụng những hoá chất kích thích cho động – thực vật phát triển nhanh hơn dù những hoá chất này không hề tốt cho sức khoẻ con người.
Chúng được đặt những cái tên thương mại như: Siêu ra rễ, thuốc kích mầm, siêu tăng trưởng, hoá chất nhóm β- agonists tăng trưởng cho động vật,.. Lạm dụng những chất này nhẹ thì gây ngộ độc, nặng thì gây ung thư hoặc thậm chí là tử vong.
Nguồn: Sức khỏe và đời sống
- Loại bỏ chất bảo quản, phụ gia độc hại:
Trong sản xuất thực phẩm, có không ít hoá chất được sử dụng để tăng độ “nịnh mắt, nịnh miệng” cho thực phẩm. Có thể kể đến một số loại nổi bật như:
- Clenbuterol: Giúp tạo độ nạc cho thịt động vật. Người ăn có thể gặp các triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, run, căng thẳng, và thậm chí có thể gây chết người nếu có nồng độ clenbuterol cao.
- Diethylhexyl phthalate (DEHP): Tạo độ đục cho thực phẩm. Gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm ở bé gái và tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung, ung thư vú cho phụ nữ.
- Formol: Kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Gây khả năng ung thư, gây hại tới hệ thống hô hấp và ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi đối với phụ nữ mang thai.
- Hàn the: Tạo độ dai, giòn cho thực phẩm. Có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, kích thích màng não, gây trầm cảm,..
- Rhodamine B: Nhuộm màu thực phẩm hấp dẫn hơn. Tăng khả năng ung thư.
- Nguồn: TS.BS Trần Bá Thoại (Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam)
2. Không còn lo sợ ăn phải thực phẩm chứa biến đổi gen (GMO)
Theo Trung tâm thống kê y tế quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4% vào năm 1997 – 1999 lên tới 5,1% vào năm 2009-2011.
Thêm vào đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng cho biết các vi sinh vật kháng kháng sinh có ảnh hưởng tới 2 triệu người mỗi năm và hàng năm có tới 23.000 người tử vong vì các bệnh nhiễm trùng. Các tình trạng này được cho rằng xuất phát từ các loại gen kháng kháng sinh được đưa vào thực phẩm cho con người ăn. Nếu bạn sử dụng thực phẩm được chứng nhận hữu cơ uy tín, điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể an tâm rằng trong thực phẩm không có chứa loại gene này.
Đọc thêm: Thực phẩm hữu cơ (Organic) là gì? Có ưu việt gì hơn so với thực phẩm thông thường?
3. Hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn từ thực phẩm
Theo các nghiên cứu, thực phẩm hữu cơ có tập trung nhiều chất oxy hoá và các chất
dinh dưỡng khác hơn. Đây chính là những chất đã được chứng minh là có thể bảo vệ được các tế bào và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer.
4. Tiết kiệm tiền hơn cho bạn và gia đình
Điều này thoạt nghe có vẻ khá vô lý vì rõ ràng thực phẩm hữu cơ có giá thành cao hơn so với thực phẩm canh tác thông thường. Tuy nhiên, nếu đã đọc hết những mục trên thì có lẽ bạn cũng đã nhận ra ăn uống đảm bảo và dinh dưỡng chính là một cách phòng bệnh cho bạn và gia đình.
Thực phẩm chính là thứ nuôi sống toàn bộ tế bào trong cơ thể chúng ta mỗi ngày. Ăn thực phẩm hữu cơ không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể khoẻ mạnh mà còn giảm đáng kể tỉ lệ mắc những căn bệnh xuất phát từ thực phẩm. Nếu phải lựa chọn giữa việc ăn thay thuốc hay uống thuốc thay ăn, bạn thấy cách nào tiết kiệm và tốt hơn?
5. Sức khoẻ của người nông dân & môi trường thiên nhiên được bảo vệ
Người nông dân vốn là những dân nghèo, đời sống còn nhiều vất vả, họ thường ít quan tâm đến các biểu tượng thông báo về độc tính trên bao bì và không có nhiều hiểu biết về sự ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ. Họ thường làm việc trong tình trạng thiếu thốn đồ bảo hộ lao động và tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc hại.
Vào cuối năm 2018, một kết quả xét nghiệm từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, có 31/67 người dân thuộc bốn huyện ngoại thành Hà Nội đang có thuốc BVTV tồn dư trong máu. Theo VOV, từ 2017 đến tháng 5 2019, riêng tỉnh Sơn La đã xảy ra 462 vụ ngộ độc liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật.
Bài viết liên quan: Giải đáp thắc mắc: Thực phẩm hữu cơ luôn ngon và đẹp hơn thực phẩm thông thường?
Với phương pháp canh tác hữu cơ, người ta sử dụng những phương pháp bảo vệ thực vật bằng sinh học hay vì hoá học. Môi trường xung quanh càng được cải thiện tốt hơn bởi vốn dĩ trong tiêu chí canh tác phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về xử lý nguồn đất, nước và không khí. Đặc biệt như những mô hình canh tác hữu cơ áp dụng thêm công nghệ vi sinh như ở ORFARM thì trong quá trình sản xuất thậm chí còn tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Nhờ đó, những người nông dân tham gia sản xuất được làm việc trong môi trường trong lành, đảm bảo cho sức khoẻ.